Cách lưu giấy F0 khỏi bệnh, tiêm vắc-xin, xét nghiệm ngay trên PC-Covid
Cách lưu giấy F0 khỏi bệnh, tiêm vắc-xin, xét nghiệm ngay trên PC-Covid
Thứ Bảy,
12/03/2022
Nguyễn Việt Anh
Người dân đã có thể lưu trữ cả ba loại giấy tờ này trên ứng dụng PC-Covid.
Thay vì chụp ảnh và lưu lại trong bộ nhớ điện thoại, giờ đây, người dân đã có thể lưu trữ cả ba loại giấy tờ này trên ứng dụng PC-Covid. Nhờ đó, trường hợp xóa nhầm ảnh trên máy sẽ không còn lo ngại, hay khi cần trình các loại giấy tờ này thì không phải lục tìm đâu xa.
Bước 1:Mở ứng dụng PC-Covid, rồi nhấn vào biểu tượng bốn chấm tròn ở góc dưới bên phải.
Bước 2: Chọn Ví giấy tờ.
Bước 3: Chọn loại ảnh chụp giấy tờ cần thêm tương ứng, gồm các lựa chọn: Thêm Chứng nhận tiêm vaccine, Thêm Giấy kết quả xét nghiệm, và Giấy chứng nhận F0 khỏi bệnh.
Bước 4: Tùy mỗi lựa chọn, người dùng sẽ được yêu cầu nhập các thông tin khác nhau, kèm ảnh chụp (có thể là chụp trực tiếp hoặc lấy từ thư viện ảnh). Sau đó, nhấn Lưu thông tin là xong.
Sau này, khi muốn xem hay xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan chức năng, điểm đến nào đó, người dùng chỉ việc vào lại Ví giấy tờ như các bước ở trên.
Người dân đã có thể lưu trữ cả ba loại giấy tờ này trên ứng dụng PC-Covid.
Thay vì chụp ảnh và lưu lại trong bộ nhớ điện thoại, giờ đây, người dân đã có thể lưu trữ cả ba loại giấy tờ này trên ứng dụng PC-Covid. Nhờ đó, trường hợp xóa nhầm ảnh trên máy sẽ không còn lo ngại, hay khi cần trình các loại giấy tờ này thì không phải lục tìm đâu xa.
Bước 1: Mở ứng dụng PC-Covid, rồi nhấn vào biểu tượng bốn chấm tròn ở góc dưới bên phải.
Bước 2: Chọn Ví giấy tờ.
Bước 3: Chọn loại ảnh chụp giấy tờ cần thêm tương ứng, gồm các lựa chọn: Thêm Chứng nhận tiêm vaccine, Thêm Giấy kết quả xét nghiệm, và Giấy chứng nhận F0 khỏi bệnh.
Bước 4: Tùy mỗi lựa chọn, người dùng sẽ được yêu cầu nhập các thông tin khác nhau, kèm ảnh chụp (có thể là chụp trực tiếp hoặc lấy từ thư viện ảnh). Sau đó, nhấn Lưu thông tin là xong.
Sau này, khi muốn xem hay xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan chức năng, điểm đến nào đó, người dùng chỉ việc vào lại Ví giấy tờ như các bước ở trên.
TP.HCM đã bắt đầu triển khai tính năng cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly trên Hệ thống quản lý bệnh nhân COVID-19.
Bước 1: Các bạn thực hiện các xét nghiệm COVID-19 bằng hình thức như tự test nhanh tại nhà, xét nghiệm tại bệnh viện, cơ sở y tế... Nếu tự test tại nhà, vui lòng quay video lại để làm minh chứng.
Quay clip toàn bộ quá trình nếu tự test nhanh tại nhà.
Bước 2: Khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, tức là đối tượng diện F0 thì bạn sẽ chủ động khai báo thông tin tại đây > chọn "Khai báo F0".
Tùy chọn khai báo, tra cứu hoặc xác nhận hoàn thành cách ly.
Bước 3: Điền đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin, nhập mã bảo mật rồi nhấn "Tiếp theo".
Xác thực số điện thoại trước khi khai báo.
Đính kèm các giấy tờ, hình ảnh liên quan.
Bước 4: Sau khi bạn khai báo xong, trạm y tế sẽ đánh giá tình trạng F0 của bạn bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, trước khi cập nhật lên nền tảng quản lý bệnh nhân COVID-19.
Bước 5: Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà, trạm y tế quản lý và chăm sóc, theo dõi F0 trên hệ thống theo quy định.
Khi đã hoàn thành cách ly tại nhà/nơi lưu trú, trạm y tế sẽ cấp giấy xác nhận bản giấy hoặc gửi bản điện tử qua email mà bạn đã khai báo ở Bước 2. Trường hợp chưa có, bạn có thể chủ động truy cập lại vào đây, chọn "XN hoàn thành cách ly" để kiểm tra.
Giấy xác nhận F0.
Nguồn sưu tầm .
Ứng dụng PC-Covid chứa thẻ xanh Covid-19, thông tin tiêm vaccine, mã QR khai báo y tế và sẽ thay thế cho toàn bộ các app chống dịch trước đây.
PC-Covid đã hoàn thiện và được đưa lên hai kho ứng dụng App Store và Google Play sáng 30/9. Ngoài ra, người dùng có thể vào website pccovid.gov.vn để tải về file .apk và dùng thử trên thiết bị Android. File này dung lượng khoảng 57 MB, nhưng là bản thử nghiệm nên có thể chưa tương thích với toàn bộ các thiết bị.
Ứng dụng được trang bị 9 tính năng chính: Thẻ Covid-19; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm; Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Truy vết tiếp xúc gần, Bản đồ nguy cơ, và Phản ánh.
Các tính năng trên được tổng hợp từ loạt ứng dụng phòng chống dịch trước đó, như Bluezone, VHD, VNeID, Sổ sức khỏe điện tử... Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian tới, ứng dụng sẽ được phát triển thêm các tính năng khác để thuận tiện cho người dân và phù hợp với chiến lược phòng chống dịch theo từng giai đoạn.
Sau khi phát hành, người dùng sẽ chỉ cần cài duy nhất ứng dụng PC-Covid cho công tác phòng chống dịch. Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia cho biết PC-Covid sẽ thay thế toàn bộ các ứng dụng trên. Sau khi cài và đăng nhập, dữ liệu từ các ứng dụng cũ sẽ hiển thị trên PC-Covid, không đòi hỏi người dùng khai báo lại từ đầu.
Thẻ Covid-19 là một trong những tính năng quan trọng trên PC-Covid. Màu thẻ được hiển thị tùy thuộc vào các dữ liệu của người dùng từ các hệ thống quản lý tiêm vaccine, hệ thống quản lý xét nghiệm... Chẳng hạn, người được ghi nhận đã tiêm 2 mũi vaccine, hoặc xét nghiệm âm tính sẽ có thẻ xanh và được phép di chuyển. Người có thẻ vàng bị hạn chế đi lại, trong khi người có thẻ Covid màu đỏ không được di chuyển.
Mã QR được sinh ra trên PC-Covid cũng là mã QR cá nhân duy nhất của người dân, chứa các thông tin liên quan đến phòng chống dịch.
Giao diện chính của PC-Covid hiển thị thẻ Covid-19. Ảnh: Lưu Quý
Dự kiến sau khi PC-Covid ra mắt, một số ứng dụng hiện tại, như Bluezone, VHD, Ncovi, sẽ được xóa hoặc cập nhật để trở thành PC-Covid. Riêng Sổ sức khỏe điện tử vẫn được duy trì, phát triển theo hướng riêng, phục vụ công tác chuyển đổi số y tế sau này. Dữ liệu từ các ứng dụng sẽ được liên thông. Thông tin về sức khỏe, đi lại, tiếp xúc của người dân được quản lý tập trung và thống nhất, phục vụ duy nhất cho mục đích phòng chống dịch.
Trước đó, Việt Nam có khoảng 12 ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế và Bộ Công an phát triển, chưa tính đến các ứng dụng địa phương. Việc này khiến người dân băn khoăn khi phải cài nhiều ứng dụng trên máy. Trong khi đó, dữ liệu giữa các app chưa liên thông triệt để, dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối đa. Do đó, Chính phủ chỉ đạo phải có ứng dụng duy nhất phục vụ chống dịch, thuận tiện cho người dân sử dụng. Sau hơn hai tuần, ứng dụng PC-Covid đã được hoàn thiện.
Nguồn : Lưu Quý
Tình hình dịch bệnh Covid ở Việt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt với sự xuất hiện của các biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh chóng chỉ trong vòng 5-10s tiếp xúc. Vì vậy nếu bản thân có “lỡ” tiếp cận với một “F” nào đó hay không là điều chúng ta quan tâm và cần làm gì để nắm bắt và tự tin.
Hiện tại mình đang sống và làm việc tại TPHCM, như các bạn đã biết thì TPHCM đang nghiêm túc thực hiện chỉ thị 16, việc test Covid ở các khu dân cư đang ở tình trạng tương đối quá tải. Mặt khác việc ra đường để đi xét nghiệm ở chỗ đông người cũng là điều mình tương đối lo ngại, vì sợ chỗ đông người không biết ai nhiễm ai không nhiễm. Hôm nay mình xin chia sẻ cho các anh em về bộ test nhanh Covid mình được một người bạn là nhân viên y tế giới thiệu để tự test tại nhà.
Bạn có thể tham khảo các loại mẫu Test nhanh do Bộ Y tế cấp phép tại ĐÂY!
Qua tham khảo ý kiến những người bạn đang là nhân viên y tế thì mình có biết đến bộ test “in vitro” Humasis Covid-19 Ag được phân phối bởi Công ty TNHH Humasis Vina là một trong 08 loại kit test nhanh nhập khẩu được Bộ Y tế cấp phép tại Việt Nam.
Trước khi đi vào bài viết, mình có một lưu ý như sau: Mình không khuyến cáo các bạn mua và sử dụng bộ test nhanh Covid ở nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết vì nếu quá tin vào test nhanh có thể làm các bạn chủ quan và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Bộ test nhanh Covid-19 Humasis có gì?
Thành phần một test Humasis Covid-19 Ag bao gồm:
– 01 Khay thử
– 01 Nắp lọc
– 01 Ống nghiệm chứa dịch tách chiết
– 01 Tăm bông lấy mẫu (hoặc que tẩm bông, tùy cách gọi)
Đặc điểm nổi bật của bộ xét nghiệm Humasis
– Bộ phát hiện kháng nguyên COVID-19 nhanh chóng chỉ trong vòng 15 phút
– Độ nhạy và độ đặc hiệu cao vào giai đoạn đầu nhiễm. Hiệu năng của sản phẩm:
+ Độ nhạy: ≥ 92%
+ Độ đặc hiệu: ≥ 99%
Giải thích về độ nhạy và độ đặc hiệu
Độ nhạy là tỷ lệ những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính trong toàn bộ các trường hợp có bệnh. Có nghĩa là 92% bạn nhận kết quả dương tính là bạn dính Covid-19, còn lại là do âm tính giả.
Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ các trường hợp không bị bệnh. Có nghĩa là 99% bạn nhận kết quả âm tính là bạn không dính Covid-19, còn lại là do dương giả.
Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng
– Không cần thiết bị bổ sung khác.
– Thành phần trong một khay thử: Kháng thể đơn dòng kháng SARS-CoV-2 Nucleocapsid, Kháng thể đơn dòng đặc hiệu với RBD Spike Protein của SARS-CoV-2; Kháng thể dê kháng IgG chuột.
Công dụng: Chẩn đoán nhanh in vitro ban đầu dựa trên phương pháp sắc ký miễn dịch để phát hiện định tính kháng nguyên SARS CoV 2 qua mẫu ngoáy dịch tỵ hầu ở người nghi nhiễm COVID-19.
Thời gian đọc kết quả: 15 phút. Không đọc kết quả sau 20 phút.
Khi mình test thì chừng 5 phút đã có vạch chứng xuất hiện rồi. Chia sẻ từ những người bạn là nhân viên y tế của mình về một số bộ test của Nhật Bản, hướng dẫn sử dụng ghi đọc kết quả sau 30 phút thì 29 phút 59 giây cũng chưa có kết quả để đọc, phải đúng 30 phút. Nhưng bộ test này kết quả có nhanh theo đúng chuẩn test nhanh.
Hướng dẫn sử dụng
Chuẩn bị:
Rửa sạch tay hoặc sát trùng tay bằng cồn
Lấy mẫu:
Mở gói chứa que tẩm bông để lấy mẫu.
Lấy que tẩm bông chứa trong gói bằng cách cầm đầu que không có bông, lưu ý không chạm vào phần bông của que.
Đưa đầu có tẩm bông vào trong lỗ mũi, đẩy về hướng lỗ tai. Tiếp tục đẩy nhẹ vào càng sâu càng tốt cho tới khi đã chạm tới cuối. Có thể thấy khó chịu (đối với mình thì cảm giác muốn hắt hơi nhưng mà nó khó chịu lắm, cảm giác vừa đau vừa ngứa mũi, vừa buồn cười, nước mắt dàn dụa. Các bạn nhớ chịu khó nhịn chút để đưa “lút cán” cái que tẩm bông, đưa sao cho có cảm giác không đưa được vào nữa thì...