Với tên card đồ họa thì bộ phận xử lý quan trọng nhất trong card đồ họa chính là bộ phận xử lý đồ họa ( Graphic Processing Unit hay còn gọi là GPU) có nhiệm vụ chính là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh trong máy tính.
Về mặt lý thuyết nói chung thì card đồ họa là phần quyết định tất cả về tốc độ game, chất lượng hình ảnh xem phim, độ phân giải ảnh và các phần mềm ứng dụng về đồ họa cùng với CPU.
Đúng như tên gọi "tích hợp", card đồ họa tích hợp được tích hợp sẵn trên board mạch chính (hay còn gọi là main), nói một cách ngắn gọn hơn là tích hợp sẵn vào CPU.
Card đồ họa tích hợp sử dụng sức mạnh của CPU và RAM để xử lý các vấn đề về ảnh, độ phân giải và các phần mềm liên quan đến đồ họa.
Nhược điểm:
- Vì nhờ vào sự hỗ trợ của CPU và RAM nên card đồ họa tích hợp xử lý ko bằng với card đồ họa rời trong cùng cấp độ.
Ưu điểm:
- Tuy nhiên thì Card đồ hoạ tích hợp trên các laptop lại có giá thành thấp hơn so với các sản phẩm laptop với card đồ họa rời.
Lợi ích:
- Hiện nay, sức mạnh của card đồ họa tích hợp cũng được các nhà sản xuất nâng cấp lên đáng kể nên bạn sẽ không phải quá lo lắng khi chơi game 3D với độ phân giải tương đối cao, cũng như là các bộ phim có độ phân giải cao, các phần mềm xử lý đồ họa cũng được xử lý tốt hơn và mượt mà hơn.
4 . Card đồ họa rời
Để nâng cao sức mạnh đồ họa, card đồ họa rời được bổ sung để giúp laptop có thể xử lý các tác vụ mạnh mẽ hơn như chơi game 3D, tăng tốc độ render/preview trên các phần mềm xử lý video, đồ họa 3D...
Nếu bạn chỉ sử dụng các ứng dụng thiết kế 2D như Photoshop, Ai, xem phim và lướt web đơn giản thì không cần quá quan tâm đến card đồ họa. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào dung lượng RAM lớn, tối thiểu là 8 GB.
Bạn nên trang bị laptop có card đồ họa rời khi cần dùng các ứng dụng xử lý video như Premiere Pro, Corel VideoStudio... Thiết kế 3D trên Photoshop, 3ds Max... hoặc chơi game có đồ họa nặng như PUBG, DOTA, GTA V...
Việc trang bị card đồ họa nào phụ thuộc vào việc bạn muốn xử lý hình ảnh, video trên ứng dụng nào - hoặc cần chơi các tựa game nào.
Nếu bạn đã xác định được mình sẽ mua Laptop, PC về phục vụ công việc gì và sẽ sử dụng các phần mềm như thế nào thì sẽ đơn giản hơn trong việc lựa chọn rất nhiều. Với một vài bước "Google", bạn có thể biết phần mềm của bạn cần dùng yêu cầu cấu hình tối thiểu như thế nào, từ đó lựa chọn sản phẩm có cấu hình phù hợp.
Riêng đổi với việc chơi game, hầu hết các tựa game 3D hiện nay đều có thể chạy tốt trên các dòng card phổ thông như GTX 1050, GTX 1050 Ti hay mới hơn là GTX 1650, GTX 1650 (Max-Q)... với mức setting trung bình đến khá.
Các dòng card mạnh mẽ hơn như GTX 1060, GTX 1070 trên laptop là lựa chọn hợp lý với các laptop chơi game từ 30 -50 triệu, chạy mượt các game FPS với setting cao hoặc tối đa.
Bạn cũng nên lưu ý rằng card đồ họa càng mạnh, thường đi kèm với nhiệt lượng tỏa ra càng lớn. Do đó trên các Laptop, PC chơi game thường sẽ được đi kèm với một bộ tản nhiệt khá cồng kềnh, và trọng lượng máy lớn ( vất vả cho việc di chuyển )
Nếu muốn ưu tiên hiệu năng, Khi mua Laptop các bạn chọn sản phẩm có bộ tản nhiệt cao cấp đi kèm card đồ họa mạnh và chấp nhận thân máy sẽ hơi nặng nề. Để đảm bảo rằng các linh kiện trong máy sẽ hoạt động ổn định và bền bỉ, không gặp vấn đề hoặc giảm hiệu năng do quá nhiệt.
Nếu đã ưu tiên tính gọn nhẹ, bạn chỉ nên dừng lại ở các mẫu card nhẹ nhàng với hiệu năng gấp 1,5 đến 3 lần card tích hợp trong máy như MX130, MX150,...
Hoặc mạnh hơn nữa là dòng card Max-Q (1050 Max-Q, 1650 Max-Q...), mặc dù hiệu năng sẽ giảm một chút so với các phiên bản tiêu chuẩn, nhưng sẽ đảm bảo cân bằng giữa độ dày, nhiệt độ và sức mạnh của máy.
Nguồn ST