logo Bách Khoa BKC

SIM thường, Micro SIM, Nano SIM, eSIM là gì? Có gì khác nhau?

Đăng bởi Nguyễn Việt Anh vào lúc 28/01/2021

Hiện nay, có rất nhiều loại sim đã phổ biến rộng rãi trong đó có SIM thường, Micro SIM, Nano SIM và eSIM. Vậy bạn có biết Điện thoại của bạn đang sử dụng là loại SIM nào không? Nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Khái niệm về thẻ SIM

SIM (tên tiếng Anh là Subscriber Identity Module) là loại thẻ bằng nhựa có kích thước nhỏ được gắn trong các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng,...

Thẻ SIM giúp người dùng kết nối điện thoại đến nhà cung cấp dịch vụ, nơi lưu giữ các thông tin tài khoản dịch vụ của bạn bao gồm: Số điện thoại, lịch sử cuộc gọi và tin nhắn.

2. SIM thường

SIM thường là thế hệ SIM đầu tiên, có kích thước lớn nhất trong các loại SIM hiện nay với cỡ size 25 x 15 mm. Cấu tạo gồm 2 phần: Phần ngoài được làm bằng nhựa và phần lõi được làm từ chất liệu đồng.

Trong đó, phần lõi là phần quan trọng nhất bởi nó chứa các vi mạch và chip xử lý bên trong nhằm tích hợp lưu trữ mã thuê bao dịch vụ, xác định thuê bao, số điện thoại.

Trong thời gian rất dài kể từ khi các thiết bị di động ra đời, SIM thường là chuẩn mực và được sử dụng phổ biến.

Tuy nhiên hiện nay các dòng điện thoại mới luôn thay đổi và nâng cấp, cần tiết giảm không gian nên SIM thường không còn được ưu ái mà thay vào đó là chuẩn Micro, Nano hay eSIM.

Hiện nay SIM thường chỉ còn được sử dụng trên các dòng điện thoại phổ thông hoặc các smartphone giá rẻ.

Một số dòng điện thoại sử dụng SIM thường

3. Micro SIM

Micro SIM là một dạng nâng cấp của SIM thường, nhỏ gọn hơn 30% với kích thước chỉ còn 15 x 12 mm.

Mặc dù kích thước nhỏ hơn nhưng Micro SIM lại có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn so với SIM thường, có thể kể đến như lịch sử cuộc gọi, tin nhắn, danh bạ.

Micro SIM có kích thước lõi tương đồng với SIM thường nên người dùng có thể cắt phần ngoài của SIM thường để trở thành Micro SIM và được sử dụng phổ biến trên nhiều smartphone cận trung hoặc máy tính bảng.

4. Nano SIM

Nano SIM là thẻ SIM được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên các dòng smartphone. Loại SIM này có kích thước bé hơn Micro SIM khoảng 40%.

Nano SIM đảm bảo khả năng tương thích ngược để dùng với các điện thoại không hỗ trợ bằng cách đặt nó vào các adaptor để dùng như thẻ SIM và Micro SIM hiện nay.

Việc sử dụng Nano SIM giúp chiếc điện thoại của bạn có thể tăng thêm dung lượng pin nhờ các khoảng trống bên trong, cải thiện phần cứng giúp hiệu năng mạnh mẽ hơn mà thiết kế ngoài lại vô cùng bắt mắt với viền mỏng, thanh thoát hơn.

5. eSIM và những ưu điểm

So với 3 sim kể trên thì eSIM là loại đặc biệt nhất. Đây không đơn thuần là loại sim truyền thống với kích thước khác biệt, mà đặc biệt của nó là loại sim điện tử.

eSIM là một dạng thẻ SIM giúp thiết bị di động có thể kết nối với dịch vụ của nhà mạng, cũng giống như các loại sim truyền thống khác.

Thay vì phải tháo ra lắp vào thường xuyên, eSIM sẽ được tích hợp sẵn vào phần cứng của thiết bị trong quá trình sản xuất. Về chức năng thì hoàn toàn như các loại SIM khác.

Ưu điểm:

Một thẻ SIM truyền thống, bạn phải chuyển đổi SIM mới nếu bạn thay đổi và sử dụng một nhà mạng mới trên điện thoại cá nhân.

Còn với eSIM, bạn có thể đăng ký sang một nhà mạng mới trực tiếp vì có khả năng lập trình và kích hoạt từ xa.

eSIM là một phần của thiết bị, nên không thể tháo ra được đồng nghĩa thiết bị của bạn sẽ không có khe hở để bụi, nước hay các tạp chất len lỏi vào sâu bên trong phần cứng giúp thiết bị sẽ bền bỉ hơn theo thời gian.

Khi bạn di duyển ra nước ngoài, bạn không cần phải mua SIM nội địa để lắp máy nữa, mà nhà mạng địa phương sẽ có những phương thức chuyển tạm thời trong thời gian bạn đi du dịch hay công tác.

Nhìn chung, mỗi loại SIM hiện nay đều phục vụ tốt nhu cầu từ người dùng. Nói về về tương lai, eSIM có thể sẽ là xu hướng công nghệ mới vậy hãy cùng Bách Khoa BKC đón chờ cuộc cách mạng này nhé!

Nguồn ST

Tags : apple, eSIM, iPhone, iPhone 12, SIM
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
zalo
0942008009