Việc chọn loại tai nghe để nghe nhạc hay mà không gây khó chịu cho tai khi đeo trong thời gian dài là điều không dễ dàng. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn mua tai nghe để nghe nhạc hay nhất trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hình thức, kiểu dáng của tai nghe
Giờ đây, người tiêu dùng thường không chú ý nhiều tới sự khác biệt giữa tai nghe có tính di động cao và tai nghe dùng cho mục đích giải trí tại nhà. Tuy nhiên, việc xác định mục đích sử dụng (ví dụ như nghe nhạc, chơi game) và địa điểm sử dụng (ví dụ như ở nhà hay đi đường) sẽ giúp người tiêu dùng có thể xác định cụ thể loại tai nghe phù hợp với nhu cầu của mình. Nhìn chung, nếu xét theo các yếu tố hình thức, tai nghe được chia thành các loại sau:
1.1. Tai nghe không dây
Tai nghe không dây hay còn gọi là Tai nghe Bluetooth được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi thiết kế không có dây, kết nối qua Bluetooth nên không gây vướng víu, có thể kết nối với điện thoại, máy tính giúp bạn có thể nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi hoặc có thể đàm thoại trên ô tô thuận tiện. Tuy dòng tai nghe này có tính thuận tiện cao, nhưng người tiêu dùng sẽ không có được chất lượng âm thanh tốt nhất. Để cải thiện chất lượng âm thanh thì một số mẫu tai nghe không dây mới ra gần đây được tích hợp công nghệ aptX Bluetooth giúp mang lại âm thanh trung thực, sắc nét hơn.
Tai nghe Bluetooth A6 cho chất lượng âm thanh tuyệt hảo, thời gian dùng lên tới 45 giờ
Ưu điểm: Người sử dụng không còn bị vướng víu bởi dây tai nghe, giá bán giảm dần khiến tai nghe Bluetooth trở thành sự lựa chọn hợp lý khi tập thể thao hay cho mục đích di động.
Nhược điểm: Thời gian sử dụng phụ thuộc vào dung lượng pin của tai nghe, chất lượng âm thanh kém trung thực, các nút điều hướng và chỉnh âm lượng có kích thước nhỏ hơn, một số tai nghe chỉ tương thích với một số loại thiết bị nhất định.
Tính năng nâng cao: Tính năng khử tiếng ồn (Active Noise Cancelling), cổng kết nối 3.5 mm, dây cáp để sạc, có thể thay miếng đệm tai, hộp đựng tai nghe.
1.2. Tai nghe khử tiếng ồn chủ động
Dòng tai nghe này khử tiếng ồn từ môi trường xung quanh bằng cách phát ra các sóng âm có khả năng triệt tiêu tiếng ồn. Một số mẫu tai nghe thuộc dòng này còn giảm thiểu một cách đáng kể tiếng ồn từ hệ thống điều hòa không khí của máy bay. Dòng tai nghe này có thiết kế khá đa dạng, từ Full-size cho đến Earbud. Với loại tai nghe này, người sử dụng không còn phải vặn to âm lượng để át đi âm thanh bên ngoài nữa mà có thể nghe với mức âm lượng thấp, giúp giảm nguy cơ suy giảm thính lực. Thêm vào đó, người sử dụng còn có được chất lượng âm thanh rõ nét hơn.
Tai nghe Ốp tai iKANOO V2 - Khử tiếng ồn chủ động
Ưu điểm: Công nghệ triệt tiếng ồn tự động giúp loại bỏ tiếng ồn từ môi trường xung quanh, phù hợp sử dụng các môi trường ồn, ví dụ như máy bay.
Nhược điểm: Thay đổi chất lượng ban đầu của âm nhạc, tính năng khử tiếng ồn bằng sóng âm khiến một số người sử dụng cảm thấy buồn nôn.
Tính năng nâng cao: Kết nối không dây, hộp đựng tai nghe, pin có thể sạc lại, nút điều hướng và chỉnh âm lượng.
1.3. Tai nghe Earbud
Tai nghe Earbud hay còn gọi là Tai nghe nhét tai - dòng tai nghe này chủ yếu được bán kèm với các thiết bị nghe nhạc cầm tay và được yêu thích bởi đem đến chất lượng âm thanh tốt hơn so với các mẫu tai nghe Full-size (loại trùm kín tai). Tai nghe Earbud được đeo trực tiếp vào vành tai bên ngoài hoặc gắn hẳn vào trong ống tai. Một số mẫu tai nghe Earbud còn được đệm lớp vòng cao su hoặc bọt xốp mềm để phù hợp với các kiểu tai khác nhau và hạn chế việc tai nghe bị rơi ra.
Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, nhẹ và phần lớn mẫu tai nghe Earbud còn được tích hợp microphone cùng các nút điều hướng. Tai nghe Earbud có khả năng cách ly tiếng ồn từ bên ngoài khá tốt, ít bị mắc vào tóc hay các phụ kiện như kính, khuyên tai.
Nhược điểm: Chất lượng âm thanh và âm bass thường không sánh được với các loại tai nghe Full-size, có thể gây khó chịu nếu sử dụng trong một thời gian dài. Ngoài ra một số mẫu tai nghe Earbud khó gắn hoặc khó bỏ ra khỏi tai, khiến cho loại tai nghe này không phải sự lựa chọn lý tưởng dành cho những ai muốn sử dụng chúng ở văn phòng. Bên cạnh đó, thiết kế dây cáp đôi thường dễ bị rối.
Tính năng nâng cao: Nút điều chỉnh âm lượng, sự đa dạng về kích thước và chất liệu của lớp đệm vòng (bọt xốp, cao su, silicon), các cài đặt cân bằng âm lượng.
1.4. Tai nghe On-ear
Tên gọi khác: Tai nghe Supra-aural (siêu âm thanh), tai nghe open-backed (tai nghe mở), tai nghe semi-open (tai nghe bán mở) hay tai nghe earpad.
Tai nghe On-ear có thiết kế bản tròn to phủ ngang vành tai và người dùng có thể sử dụng chúng với các thiết bị cầm tay thông thường hay các thiết bị giải trí cao cấp tại nhà. Tuy tai nghe On-ear cũng có thiết kế phủ kín tai, nhưng một số người tiêu dùng lại ưa thích kiểu tai nghe Full-size (trùm kín tai) hơn bởi loại này có khả năng cách âm cao hơn và không để lọt âm thanh ra ngoài. Tuy nhiên, để sử dụng ở các địa điểm như văn phòng thì tai nghe On-ear vẫn được ưa chuộng hơn, bởi người tiêu dùng có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài.
Ưu điểm: Thoải mái, ít bị nóng tai hơn so với dòng Full-size, một số mẫu có thể gập gọn để đem đi dễ dàng.
Nhược điểm: Khả năng cô lập tiếng ồn kém hiệu quả so với tai nghe In-ear hoặc Full-size, âm bass không mạnh, để lọt âm ra bên ngoài.
Tính năng nâng cao: Tích hợp microphone và bộ điều hướng, đi kèm miếng đệm tai nghe, có hộp đựng, thiết kế gập, có thể cuộn gọn dây.
1.5. Tai nghe Full-size
Tên gọi khác: Tai nghe chụp đầu, tai nghe Circum-aural (tai nghe bao tròn), tai nghe Closed-back (tai nghe khép kín), tai nghe Earcup, tai nghe over-the-ear (trùm qua đầu)...
Tai nghe Full-size có thiết kế trùm kín tai, trông giống một chiếc cốc úp kín lên tai. Tai nghe dòng này thường có kích thước khá lớn và khả năng cách âm rất tốt. Do đó, tai nghe Full-size thích hợp cho việc sử dụng tại nhà hơn là các mục đích di chuyển nhiều. Tuy nhiên, một số mẫu tai nghe Full-size gần đây lại có thiết kế tiện dụng cho việc di chuyển, ví dụ như tai nghe lọc tiếng ồn SENNHEISER HD 4.40 BT Bluetooth
Ưu điểm: Chất lượng âm bass và âm lượng cao, khoảng âm lớn hơn, khả năng lọc tiếng ồn tốt.
Nhược điểm: Kích thước khá lớn không phù hợp với mục đích di chuyển, một số mẫu Full-size gây nóng tai, thiết kế vòng chụp đầu rộng gây bất tiện nếu người dùng đeo kính, khuyên tai hoặc dễ mắc vào tóc.
Tính năng nâng cao: Thiết kế gập, dây tai nghe có thể tháo rời, tích hợp microphone, nút điều hướng, nút chỉnh âm lượng, có thể thay thế miếng đệm tai, chân cắm 3.5mm phụ cho phép nhiều người cùng kết nối và nghe.
Dù bạn chọn loại tai nghe nào thì các tính năng trên tai nghe rất quan trọng để quyết định xem chất lượng âm thanh qua tai nghe hay hay dở. Bạn cần lưu ý đến các tính năng sau khi chọn mua tai nghe:
Âm bass hay còn gọi là âm trầm, một trong những yếu tố quyết định đến sự hay dở của âm thanh. Nhiều nhà sản xuất tùy chỉnh "âm thanh đặc trưng" của tai nghe để nhấn mạnh âm ở tần số thấp, cùng với đó, điều này làm cho tai nghe đắt hơn.
Các mẫu tai nghe over-ear là dòng có lợi thế về âm bass hơn các mẫu khác.
Tùy vào mục đích sử dụng tai nghe mà bạn chọn loại tai nghe kín - ngăn cản hoàn toàn tiếng ồn bên ngoài hoặc tai nghe mở - cho phép bạn nghe được âm thanh bên ngoài.
Tai nghe kín thích hợp khi bạn sử dụng ở nhà cần không gian riêng tư và không muốn bị làm phiền.
Tai nghe mở phù hợp khi bạn tham gia giao thông, hoạt động ngoài trời,... mà bạn cần nhận biết thế giới bên ngoài để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên loại tai nghe này cũng làm âm thanh trong tai nghe phát ra bên ngoài nên bất cứ ai ở gần bạn cũng có thể nghe được.
Chất liệu làm tai nghe sẽ quyết định độ bền, khi mua tai nghe bạn lưu ý kiểm tra như tai nghe có dễ gấp lại không, chất liệu dây có tốt không các điểm nối có chắc chắn không,...
Nếu bạn cần mua tai nghe để đeo trong thời gian lâu cần kiểm tra xem tai nghe đeo có thoải mái không? Nên đeo thử để xem tai có bị đau không, có bị nóng không,... các loại tai nghe rẻ tiền, chất lượng kém thường gây đau tai, nóng bí làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hầu hết các tai nghe âm thanh nổi chỉ có một dây cáp, thường được gắn vào tai nghe bên trái (đôi khi được gọi là cáp một mặt). Một số kiểu tai nghe và tất cả các tai nghe in-ear sử dụng cáp Y nối với cả hai tai nghe (hai mặt).
Giắc cắm cáp thường có hai loại: giắc cắm thẳng hoặc giắc cắm chữ L. Loại giắc cắm chữ L có thể hữu ích nếu thiết bị nghe nhạc có giắc cắm tai nghe ở cạnh bên hoặc phía dưới.
Tùy thuộc vào vị trí máy nghe nhạc của bạn mà chọn độ dài tai nghe, tuy nhiên lời khuyên là bạn nên chọn tai nghe có dây dài vì dây dài bạn có thể thu ngắn lại, nhưng dây ngắn thì bạn không thể nối dài hơn được.
Hãy đến với Bách Khoa BKC để được trải nghiệm sản phẩm thực tế , và lựa chọn cho mình những chiếc tai nghe ưng ý nhất các bạn nhé !
*** ST***