08/02/2021
Samsung Galaxy S21 series được trang bị cụm camera chất lượng cao cùng nhiều tính năng như zoom không gian, góc nhìn đạo diễn, giúp người dùng thỏa sức sáng tạo. So với các dòng máy tiền nhiệm, S21 series được cải tiến nhiều trong thiết kế, cấu hình, cung cấp trải nghiệm 5G. Trong đó, cụm camera chất lượng cao trên dòng S21 series đem đến nhiều tính năng nổi bật. Theo đại diện Samsung, cụm camera trên Galaxy S21...
Công nghệ màn hình AMOLED (Active Matrix Organic Light Emitting Diode) được trang bị trên hầu hết các Smarphone hiện nay, cho màu sắc rực rỡ hơn màn hình LCD tiền nhiệm, nhưng lại tốn ít điện năng hơn, cụ thể như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 1. Màn hình AMOLED là gì? AMOLED là viết tắt của từ Active Matrix Organic Light Emitting Diode, đây là loại màn hình đang trở thành ứng viên mới có đủ khả năng để thay thế các thế hệ màn hình cũ. Màn hình AMOLED cho màu sắc rực hơn LCD và tốn ít điện năng hơn. 2. Cải tiến trên màn hình AMOLED Ưu điểm: Màn hình AMOLED cũng giúp giảm khối lượng của điện thoại đáng kể, nhẹ hơn và sở hữu nhiều cải tiến vượt trội so với các thế hệ màn hình cũ như LCD, TFT,... So với màn hình LCD, AMOLED tái tạo màu cho và độ chân thực cao hơn, màu đen đậm (độ tương phản lớn) hơn, hình ảnh nét hơn và góc nhìn rộng hơn đáng kể. Khuyết điểm: Hiển thị dưới ánh sáng mặt trời khá yếu. Giá thành chi phí sản xuất vẫn còn cao. Nguồn ST
29/01/2021
Hiện nay, tai nghe True Wireless được sử dụng khá phổ biến, mang lại sự tiện lợi cho người dùng điện thoại, laptop, máy tính bảng,... cũng như các thiết bị điện tử khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tai nghe True Wireless và các tính năng của nó nhé! 1. Tai nghe True Wireless thực chất là gì? Tai nghe True Wireless là tai nghe bluetooth có thiết kế hoàn toàn không dây, nghĩa là hai bên tai nghe được kết nối với nhau không cần dây dẫn. 2. So sánh tai nghe True Wireless với tai nghe không dây thông thường Nếu như tai nghe không dây thông thường vẫn có một sợi dây kết nối (neckband) quanh cổ để cố định thiết bị thì tai nghe True Wireless hoàn toàn không sử dụng một cm dây dẫn nào mà chỉ có 2 housing được gắn trực tiếp vào tai cho phép người dùng nghe nhạc khi không ở gần nguồn phát và mang lại cho bạn sự thoải mái, tiện lợi khi sử dụng. 3. Cơ chế hoạt động của tai nghe True Wireless Tai nghe True Wireless nhận tín hiệu bluetooth từ smartphone ở tần số 2.4GHz. Lúc này chiếc smartphone sẽ là nguồn phát sóng và tai nghe True Wireless được thiết kế với 1 bên tai nghe làm thiết bị nhận sóng chính, trong khi bên còn lại là thiết bị nhận sóng phụ. Từ đó, chúng có thể bắt tín hiệu từ Smartphone và phát âm thanh trên tai nghe của bạn. 4. Các ưu điểm và nhược điểm của tai nghe True Wireless Ưu điểm: Nhỏ gọn tiện lợi cầm đi khắp nơi. Thông minh: tự động tắt khi bỏ tai nghe ra, có trợ lý ảo, cảm ứng. Ghép nối nhanh chóng, dễ dàng. Khuyết điểm: Chất lượng âm thanh chưa cao. Giá thành cao. Dễ làm rơi, mất. Kết nối chưa ổn định. Thực tế các khuyết điểm của tai nghe true wireless đang dần được các hãng sản xuất khắc phục và hoàn thiện hơn. 5. Chất lượng âm thanh trên tai nghe True Wireless như thế nào? Chất lượng âm thanh của các tai nghe True-Wireless cũng giống như những chiếc tai nghe thông thường khác phụ thuộc vào driver cũng như các thiết kế buồng âm của từng tai nghe khác nhau. Với các tai nghe có hỗ trợ các codec (1 bộ mã hóa hay giải mã các nguồn dữ liệu số và tín hiệu) cao cấp như AAC, LDAC, aptX sẽ mang đến chất lượng âm thanh chuẩn xác và hoàn thiện kết hợp cùng công nghệ chống ồn, giảm tiếng vang sẽ tạo ra chất lượng âm thanh tuyệt vời mang đến người dùng trải nghiệm âm thanh hoàn hảo nhất. 6. Thời lượng pin trên tai nghe True Wireless Vì bên trong chiếc tai nghe True Wireless có cả ba bộ phận bao gồm Bluetooth Receiver, Driver và Pin, nên thời lượng pin khá ngắn thường chỉ từ 3 - 5 giờ, ngắn hơn so với các tai nghe Bluetooth có dây thông thường. 7. Cách sạc tai nghe True Wireless Với sự phát triển của công nghệ, giờ đây bạn có thể sạc không dây cho các thiết bị tai nghe True Wireless của mình. Charing Pad, còn được gọi là sạc không dây Qi, hoạt động thông qua giảm điện từ giúp bạn sạc tai nghe một cách nhanh chóng và tiện lợi. AirPods là tai nghe True Wireless nổi tiếng thuộc hãng Apple. Chúng hoạt động trơn tru, kết nối rất thông minh với các thiết bị iOS, chất lượng âm thanh tốt, thời lượng pin tương đối dài và quan trọng là cảm giác đeo rất thoải mái kết hợp cùng trợ lí ảo. Và chính sự thông minh này làm cho AirPods khác biệt hoàn toàn với thế giới tai nghe Bluetooth hiện nay. Có thể nói với công nghệ hiện tại, các ưu điểm của tai nghe True Wireless đã lấp đi những khuyết điểm của chúng, vi vậy bạn không cần phải quá lo lắng rằng có thể mình sẽ sở hữu 1 sản phẩm còn nhiều lỗi vặt. Hãy đến với các cửa hàng của Bách Khoa BKC trải nghiệm thự tế sản phẩm công nghệ trên và lựa chọn cho mình những chiếc tai nghe không dây ưng ý nhất với giá ưu đãi nhất nha các bạn ! Nguồn ST
29/01/2021
Thế hệ tai nghe ngày nay được trang bị khá nhiều công nghệ âm thanh hiện đại để đáp ứng nhu cầu giải trí với âm nhạc ngày càng cao của người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các công nghệ âm thanh nổi bật này nhé! 1. Quad-Layer Speaker Quad-Layer Speaker là công nghệ loa bốn lớp độc quyền trên tai nghe LG với lớp màng ngăn cách hai dải âm bass và treble, giúp tăng cường chất lượng âm thanh, đặc biệt là trên tai nghe không dây. Ngoài những âm trầm mạnh mẽ, âm bổng rõ nét, độ ổn định, ít nhiễu của âm thanh cũng là ưu điểm của công nghệ này. 2. Âm thanh vòm 5.1 Âm thanh vòm 5.1 với 4 loa trong một bên tai lần lượt đảm nhiệm các loa bên trái, loa bên phải, loa chính giữa và loa siêu trầm (thường ẩn phía trong). Hệ thống đặc biệt này đem đến trải nghiệm âm thanh chân thực chưa từng có, nhất là đối với những tựa game bắn súng FPS hay các bộ phim bom tấn với những pha hành động gay cấn. Tuy nhiên giá thành cao cũng như kích thước cồng kềnh là những điểm yếu của loại tai nghe này. 3. Âm thanh vòm 7.1 Đây thực chất là một bản nâng cấp của công nghệ âm thanh vòm 5.1, với nhiều loa hơn (thường là 5 loa mỗi bên tai nghe). Với nhiều loa hơn, hệ thống này cho phép tạo ra âm thanh vòm với nhiều kênh khác nhau. Hứa hẹn đem đến những hiệu ứng âm thanh vòm trung thực và sống động nhất. 4. Active Noise Cancelling - Khử ồn chủ động Active Noise Cancelling là công nghệ cho phép tai nghe “theo dõi” những tiếng ồn xung quanh, theo đó một bộ mạch phân tích sẽ phát đi âm thanh có tần số đối nghịch với tiếng ồn, nhằm triệt tiêu chúng, từ đó giảm ảnh hưởng của tiếng ồn đến người đeo tai nghe. Công nghệ này có ưu điểm rất lớn, vì phù hợp với mọi thiết kế tai nghe cũng như chống ồn hiệu quả ngay ở những tai nghe có độ cách âm kém. Tuy nhiên, mạch khử ồn tiêu tốn khá nhiều điện năng, vì vậy dòng tai nghe này thường được trang bị thêm một viên pin phụ, khiến chúng cồng kềnh và nặng hơn. 5. DTS Headphone X 2.0 Đây là một công nghệ dựa trên các thuật toán phần mềm, DTS Headphone X 2.0 giúp tính toán, tái tạo lại một cách chính xác nhất những hệ thống âm thanh phòng thu chuyên dụng. Âm thanh từ tai nghe không chỉ đi từ 2 hướng vào tai, mà có thể đến từ mọi hướng, đem lại cảm nhận chân thực, thú vị, tựa như bạn đang ngồi trong các rạp chiếu phim, studio có hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. 6. JBL Signature Sound Công nghệ âm thanh mang tên JBL Signature Sound nhấn mạnh tới dải âm trầm, khi nghe nhạc, âm bass được tăng cường để mọi bản nhạc trở nên sôi động và trong trẻo hơn. Nhờ vậy, JBL Signature Sound sẽ mang đến những giai điệu mạnh mẽ và sống động nhất. 7. Adaptive EQ Adaptive EQ là một tính năng giúp nâng cao trải nghiệm âm thanh cho mỗi người dùng riêng biệt, xuất hiện trên dòng sản phẩm Apple AirPods Pro. Cơ bản, Adaptive EQ sẽ tự động điều chỉnh các dải tần số thấp và trung của bài nhạc để phù hợp với cấu tạo tai của mỗi người nghe. Để làm được điều này, một micro đặc biệt sẽ đóng vai trò đo đạc các âm thanh phản hồi lại, sau đó sẽ tiến hành phân tích và điều chỉnh âm thanh. 8. JBL Pure Bass Tương tự như JBL Signature Sound, JBL Pure Bass cũng tập trung vào dải âm trầm, nhưng ở mức độ cao hơn. Chất bass lực, đầy và có phần hơi bạo lực có thể nói sẽ là một lựa chọn khá tốt cho các bạn thích nghe các thể loại nhạc Dance và EDM. Dải bass khá lấn hai dải còn lại (dải Treble và Mid chỉ ở mức đủ). Đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của Pure Bass. Khiến dòng tai nghe này trở nên khá kén chọn người dùng. Trên đây là một vài chia sẻ về những công nghệ, tính năng thường thấy trên tai nghe hiện nay Hãy đến với các cửa hàng của Bách khoa BKC và trải nghiệm thực tế các sản phẩm tai nghe và lựa chọn cho mình sản phẩm với giá ưu đãi và nhiều phần quà hấp dẫn nhé các bạn ! Nguồn ST
29/01/2021
Khi đi mua pin sạc dự phòng, các bạn sẽ thấy những thông số 60%, 70% mà người bán giới thiệu là hiệu suất sạc của pin. Vậy thông số đó có ý nghĩa gì? Thực tế pin sạc được bao nhiêu? Nào hãy cùng với Bách Khoa BKC tìm kiếm câu trả lời nha! Hiệu suất sạc của pin dự phòng là gì? Hiệu suất sạc là một thông số tương đối của pin dự phòng, thể hiện tỉ lệ giữa lượng pin sử dụng thực tế (sạc cho các thiết bị khác) và dung lượng của viên pin (lượng pin tích trữ trong nó như 5000mAh, 10000mAh). Hiệu suất sạc càng cao, việc sử dụng pin dự phòng càng hiệu quả. *Vì trong quá trình sạc sẽ bị tiêu hao năng lượng nên hiệu suất sạc luôn nhỏ hơn 100% và thông thường sẽ ở mức 60% - 85%. Cách tính lượng pin sạc thực tế và ước lượng số lần sạc cho điện thoại Dựa vào dung lượng pin (mAh) được in trên pin và hiệu suất sạc, các bạn có thể tính được lượng pin sạc thực tế, từ đó ước lượng số lần sạc cho điện thoại, phụ kiện của mình. Ví dụ: Hai viên pin dự phòng A và B có cùng dung lượng pin là 10.000 mAh. Nếu dùng sạc cho iPhone X có dung lượng pin là 2716 mAh - Pin A có hiệu suất sạc 80% => lượng pin sạc thực tế là 8000 mAh. Số lần sạc viên pin A = 8000 mAh / 2716mAh = 2,95 lần (gần bằng 3 lần) - Pin B có hiệu suất sạc 65% => lượng pin sạc thực tế là 6500 mAh. Số lần sạc viên pin B = 6500 mAh/ 2716mAh = 2,39 lần Hãy đến với các của hàng của Bách Khoa BKC và lựa chọn cho mình những sản phẩm sạc dự phòng cho dế yêu của bạn với giá ưu đãi và các phần quà hấp dẫn nhé các bạn !
29/01/2021
Power Delivery là một cái tên nổi bật trong số những công nghệ sạc pin nhanh, tiên tiến, hiệu quả nhất hiện nay, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian sạc, tận dụng tối đa thời gian sử dụng smartphone, laptop,... 1. Power Delivery là gì? Power Delivery là tên của một chuẩn sạc nhanh, được thiết kế hướng tới mục tiêu sử dụng chung một chuẩn sạc duy nhất cho tất cả các thiết bị di động. Công nghệ Power Delivery thường được sử dụng chung với cổng USB (phổ biến hiện nay là Type-C), nên còn được gọi là USB Power Delivery, những sản phẩm iPhone, Macbook, Google Pixel thế hệ mới hiện nay đều đã được hỗ trợ USB Power Delivery. 2. Cơ chế của USB Power Delivery Để có thể dùng chung cho nhiều thiết bị, đáp ứng được nhiều mức sạc khác nhau, USB Power Delivery đã được thiết kế với 5 cấu hình sạc, trải dài từ 2.5W lên tới 100W. Mỗi thiết bị sẽ dùng một cấu hình tương ứng. Để so sánh thì mức tối đa của OPPO VOOC là 20W và Qualcomm Quick Charge là 36W, điều này giúp USB Power Delivery có khả năng sạc hoặc cấp nguồn cho những thiết bị “lớn hơn” như laptop, desktop, thay vì chỉ giới hạn ở điện thoại, tablet. 3. Chuẩn USB Power Delivery 3.0 USB Power Delivery hiện nay chúng ta sử dụng được gọi là chuẩn Power Delivery 3.0, bao gồm những quy tắc điện áp và dòng điện cho thiết bị - Power Rule. - Với công suất lớn hơn 15W, USB Power Delivery 3.0 sẽ có mức điện áp 5 và 9V. - Lớn hơn 27W, USB Power Delivery 3.0 sẽ có mức 5, 9 và 15V. - Tương tự, khi lớn hơn 45W thì chúng ta có 5, 9, 15 và 20V. Ngoài việc ứng dụng trên sạc nhanh, USB Power Delivery còn được sử dụng trên cả thiết bị lưu trữ điện năng (pin sạc dự phòng), hoặc cấp nguồn trực tiếp cho các thiết bị khác. Hiện tại USB Power Delivery chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên công nghệ này đang được kỳ vọng sẽ trở thành tiêu chuẩn chung cho tương lai. Chúng ta cùng đón chờ nhé ! Nguồn ST
29/01/2021
Hiện nay, đa phần các loại điện thoại, máy tính bảng, sạc dự phòng,... đều sử dụng chuẩn pin Li-ion và Li-po. Vậy hai loại pin này có cấu tạo và khác nhau như thế nào? Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Pin là gì? Pin là một thiết bị lưu trữ năng lượng dưới dạng hoá năng. Khi ta dùng, năng lượng này sẽ dần chuyển đổi thành điện năng. Pin là nguồn cung cấp năng lượng hoạt động cho hầu như tất cả các thiết bị cầm tay hiện nay vì nó có những ưu điểm như: Nhỏ, nhẹ, cung cấp điện áp ổn định. Pin Li-Po là gì? Pin Li-Po (Lithium-Ion Polymer) hay còn gọi là Lithium-Polymer để tránh nhầm lẫn với Li-Ion. Pin LiPo không sử dụng chất điện phân dạng lỏng mà thay vào đó nó sử dụng chất điện phân dạng polymer khô, tương tự như một miếng phim nhựa mỏng. Miếng phim này được kẹp (thực sự là ghép lá) giữa cực dương và cực âm của pin cho phép trao đổi ion. Phương pháp này cho phép pin có thể làm rất mỏng với các hình dạng và kích thước của cell pin khác nhau. Pin Li-Po và Pin Li-ion giống nhau thế nào? Pin Li-Ion và LiPo có điểm chung cơ bản nhất là cả hai loại pin này đều có thể sử dụng "sạc đi sạc lại nhiều lần", được tạo thành từ các thành phần hóa học chính tương tự nhau. Nguyên lý của chúng đều dựa trên sự trao đổi Lithium-ion giữa các cực âm và dương làm bằng Lithium Cacbon. Điểm khác nhau chính giữa hai loại pin này là cách các cell được chế tạo và loại chất điện phân được sử dụng trong mỗi loại pin. Các smartphone đang có mặt trên thị trường hiện nay với thành phần chính là chất điện phân đóng vai trò môi trường cho ion Li+ dịch chuyển qua lại giữa hai điện cực. Khi thiết bị hoạt động các ion Li+ di chuyển từ anot sang catot và quá trình diễn ra ngược lại khi sạc, sau mỗi lần "xả - nạp" thì hoàn thành một chu trình. Theo lý thuyết thì chu trình này sẽ không bao giờ kết thúc tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra hiện tượng chai pin. Nguyên nhân của hiện tượng chai pin là do sau mỗi lần "nạp - xả" thì một lượng ion "Li+" bị giữ lại ở hai điện cực do các quá trình hóa học xảy ra trong pin. Pin Li-Ion (Lithium-Ion) sử dụng một chất lỏng dung môi hữu cơ như chất điện phân. Chất điện phân này có nhiệm vụ để trao đổi ion giữa các điện cực (Anode và Cathode) giống như bất kỳ loại pin nào. Điện phân hữu cơ này dựa trên dung môi rất dễ cháy và đó là lý do tại sao pin Li-Ion biến động hơn và có thể bắt cháy hoặc phát nổ nếu sử dụng sai. Pin Li-Ion thường được bọc trong một vỏ kim loại cứng (giống như một pin thông thường hơn) trọng lượng nặng hơn và không cho phép có nhiều tùy chọn khác nhau như hình dạng và kích thước. Đến đây có lẽ các bạn đã hiểu phần nào tại sao các nhà sản xuất lại dần dần "đào thải" pin Li-Ion ra khỏi sự lựa chọn của mình. Ưu điểm của Pin Li-Po: - Pin Li-Po nhỏ, nhẹ và có thể làm ở mọi hình dáng kích thước. - Pin Li-Po có dung lượng cao có nghĩa là nó chứa được nhiều năng lượng trong một gói pin nhỏ. - Pin Li-Po có dòng xả cao để cung cấp năng lượng liên tục cho thiết bị di động. iPhone 6s sử dụng chuẩn pin Li-Po Đây là những lý do tại sao các nhà sản xuất lại tin dùng Pin Li-Po hơn Li-Ion. Còn một ưu điểm cũng là nhược điểm của Li-Po chưa được nhắc đến đó là loại pin này rất ít cháy nhưng khi cháy thì lại cháy lớn, và có thể phát nổ khi sạc không đúng cách hoặc sạc quá mức. Trên là các thông tin về so sánh pin Li-ion và pin Li-Po. Hy vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Nguồn ST
29/01/2021
10/04/2025
13/06/2024
12/03/2024
07/03/2024